Blog

Cỏ Lá Gừng ⚡️ Đặc Điểm – Công Dụng – Cách Trồng & Chăm Sóc

1172

Nếu các bạn để ý thì cỏ lá gừng chính là loại cỏ thường được sử dụng trong cảnh quan để trồng phủ nền công viên hoặc sân vườn hay trường học, đường phố. Khi các bạn đi trên những phần đất có cỏ mọc trải dài con đường thì đó chính là cỏ lá gừng, đây là loại cỏ hiện đang được sử dụng rất phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn biết thêm về những đặc điểm cũng như cách trồng và chăm sóc của cỏ lá gừng. 

Cỏ lá gừng là cây gì?

Cỏ lá gừng hay còn có tên gọi khác là cỏ gừng, cỏ lá tre, cỏ tre hay cỏ gừng thường và nó có tên gọi khoa học là Axonopus Compressus, đây là loại thực vật có cùng họ với Hòa thảo (Poaceae). Cỏ lá gừng bắt nguồn ở miền nam Hoa Kỳ, Brazil và Mexico, hiện nay thì chúng được đưa vào các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở hầu hết các nước trong đó có nước ta. Nó được sử dụng nhiều nhất trong việc che phủ đất của các công trình cây xanh và cảnh quan, đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và phát triển rất tốt, nó có thể sống được trong cả môi trường thiếu sáng. 

Cỏ lá gừng
Cỏ lá gừng

Một số đặc điểm của cỏ lá gừng 

Mỗi loại cây cỏ sẽ có những đặc điểm nhận dạng và cấu tạo khác nhau, nhờ đó mà nó tạo được điểm nhấn và để lại những dấu hiệu riêng biệt giúp chúng ta dễ dàng nhận biết được các loại thực vật này. Đa số thì những loại cỏ các bạn thấy trong khuôn viên trường học, hay công viên hoặc bên lề đường đều là cỏ lá gừng. Sau đây sẽ là 1 số đặc điểm để nhận biết cỏ lá gừng. 

Đặc điểm nổi bật của cỏ lá gừng
Đặc điểm nổi bật của cỏ lá gừng

Đặc điểm hình thái cỏ lá gừng 

Khi nhận dạng bất kỳ 1 loại cây cỏ nào thì việc đầu tiên là nhìn vào hình thái của nó, đây chính là yếu tố giúp mọi người dễ dàng nhận ra được loại cỏ này. Dưới đây sẽ là đặc điểm hình thái chi tiết của cỏ lá gừng. 

  • Loại cỏ này có thân bò và thân rễ lâu năm cùng với các lóng thân nhẵn và nút râu khoảng 2cm, có thể dài hơn tùy theo điều kiện sinh trưởng. Khi phần thân có những nút như thế này thì nó sẽ đan lại thành tấm thảm dày đặc. 
  • Lá của loại cỏ này là thuộc dạng dẹt, có gờ và nhẵn hoặc rậm lông ở bề mặt phía trên, các màng tua dài 0,5mm, những phiến lá thì sáng bóng và phẳng hoặc gấp hình mác. Có chiều rộng 4-18mm và chiều dài 2-16cm, đỉnh của lá có thể rộng, sắc hoặc tù. 
  • Hoa của cỏ lá gừng mọc thành cụm dạng chùy gồm 2 hoặc 3 chùm hoa, bông hoa con hình thuôn dài khoảng 2-3mm, nó có màu xanh nhạt và có thể phớt màu tím. Đây là cỏ nằm gần sát dưới đất nên rất khó để nhìn thấy hoa của chúng nên rất nhiều người nghĩ cỏ lá gừng không có hoa. 
  • Hạt của cỏ lá gừng cũng rất bé tương tự như hạt thóc và chỉ dài 2mm nên cũng rất khó để nhìn thấy nếu quan sát ở phía xa và trên cao nhìn xuống, mỗi 2 chùm hoa sẽ chứa 20-40 hạt. 
Hoa và quả của cỏ lá gừng
Hoa và quả của cỏ lá gừng

Đặc điểm sinh trưởng của cỏ lá gừng 

Cỏ lá gừng được biết đến với tốc độ sinh trưởng rất nhanh và có xu hướng thân bò sát đất, đây là loại cây ưa nắng hoặc chịu bóng bán phần, chịu được nóng và hạn tốt, nhu cầu tưới nước của loại cỏ này cũng không đòi hỏi quá nhiều mà chỉ cần ở mức trung bình. Đây là loại cỏ rất dễ trồng và chăm sóc, chính vì thế mà nó rất được ưa chuộng và trồng nhiều ở nước ta bởi tốc độ sinh trưởng và phát triển của nó rất tốt, nó có thể thích nghi được với hầu hết các loại đất thậm chí là lớn được rất nhanh sau đó là mọc lan sang các khu đất trống khác. Cỏ lá gừng cũng có thể mang đi nhân giống từ hạt, tách bụi hoặc giâm cành. 

Các đặc điểm sinh trưởng
Các đặc điểm sinh trưởng

Các giống cỏ lá gừng ở Việt Nam 

Hiện tại thì ở Việt Nam chỉ có 2 loại cỏ lá gừng là giống cỏ thân ngắn và giống cỏ thân dài, bởi vì đây là loại cỏ dễ trồng cũng như mua hạt giống rất rẻ và nó chỉ dùng để trang trí cho cảnh quan đô thị thêm đẹp mắt và xanh ngát hơn nên việc tạo ra nhiều giống cỏ lá gừng là không cần thiết. Mặc dù là như vậy nhưng hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về 2 loại giống này nhé. 

  • Cỏ lá gừng thân ngắn hay còn được biết đến là cỏ lá gừng Thái Lan, nó có màu xanh đậm hơi tía tím, sợi cỏ ngắn, bầu tròn và mọc ngang, tốc độ mọc chậm hơn. Loại cỏ này có thể sống trong điều kiện môi trường râm mát. Hiện nay nó đang được ưa chuộng tại Việt Nam bởi những người thợ hay người chủ nhân của thảm cỏ không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức để tỉa thảm cỏ. 
  • Đối với cỏ lá gừng thân dài sẽ có cấu tạo phiến lá dài và nhọn hơn, có màu xanh nhạt và sợi cỏ mọc thẳng. Đây là loại cỏ ưa nắng và độ ẩm cao, ít được ưa chuộng vì phải tốn quá nhiều thời gian và chi phí cắt tỉa nếu cỏ được trồng trong môi trường thời tiết tốt khiến cho tốc độ sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Đặc điểm phiến lá dài và cao cũng gây bất tiện trong việc sử dụng. 
Cỏ lá gừng thân ngắn
Cỏ lá gừng thân ngắn
Cỏ lá gừng thân dài
Cỏ lá gừng thân dài

Công dụng và ý nghĩa của cỏ lá gừng 

Vì là loại cỏ được ưa chuộng ở đất nước ta, so với việc làm các sân cỏ nhân tạo hay tự nhiên thì việc trồng loại cỏ này vừa giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn mang đến giá trị thẩm mỹ cao. Hãy cùng tìm hiểu xem cỏ lá gừng có những công dụng gì và ý nghĩa của nó trong đời sống hiện nay nhé. 

Sử dụng làm sân chơi
Sử dụng làm sân chơi

Như đã nói rất nhiều ở trên thì với khả năng sinh trưởng nhanh và phủ xanh tốt cùng với cách chăm sóc đơn giản thì loại cỏ này là sự lựa chọn hoàn hảo cho mục đích trồng nền và làm thảm cỏ, phù hợp trong việc ứng dụng làm đẹp cảnh quan. Những nơi có thể trồng cỏ lá gừng là sân vườn, lối đi, công viên, trường học hay các khu vực du lịch nghỉ dưỡng, nó vừa giúp làm giảm bức xạ nhiệt, mang tới khả năng thanh lọc không khí vừa tránh ngập úng tạo cảm giác thoải mái và nâng cao tinh thần cho mọi người xung quanh. 

Sử dụng làm sân vườn tạo cảnh đẹp xung quanh
Sử dụng làm sân vườn tạo cảnh đẹp xung quanh

Ngoài ra thì với những công trình như sân bóng cần trồng cỏ với diện tích lớn thì cỏ lá gừng luôn là sự lựa chọn phù hợp vì nó giảm thiểu được chi phí, không tốn quá nhiều công sức chăm sóc mà cỏ vẫn lớn và phát triển tốt. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì cũng có thể trồng loại cỏ này để các bé có thể chơi ngoài sân vườn, vừa an toàn lại vừa thoải mái. Thảm có xanh tươi còn tạo hiệu ứng rộng lớn và mênh mông cho sân vườn, nó làm mềm mại và không còn sự thô kệch của các công trình kiến trúc xung quanh. Mang đến 1 không gian hoàn mỹ chỉn chu hơn. 

Sử dụng trong việc xây dựng sân cỏ ở sân bóng
Sử dụng trong việc xây dựng sân cỏ ở sân bóng

Kỹ thuật trồng cỏ lá gừng 

Việc trồng cỏ lá gừng không quá khó, không cần phải là người thợ chuyên nghiệp thì bạn cũng có thể tự trồng được khi nắm bắt 2 kỹ thuật trong việc trồng cỏ lá gừng sau đây. 

Chọn giống cỏ lá gừng 

Nên chọn giống phù hợp, loại có không được quá non cũng không nên quá già vì nếu cỏ non thì rễ cây ngắn chưa được ổn định dẫn tới cỏ sẽ bị chết vì khó bám vào đất, còn nếu cỏ quá già thì cây sẽ khô cằn do sinh trưởng yếu dẫn đến thời gian đan thảm rất lâu. Vậy nên trước khi trồng thì cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn giống cỏ đang trong thời gian sinh trưởng mạnh hoặc đã được trồng từ 1-1,5 tháng. 

Chọn giống cỏ
Chọn giống cỏ

Phương pháp nhân giống cỏ lá gừng 

Có 2 phương pháp chính là gieo hạt và tách cây con từ cây mẹ, cùng tìm hiểu xem cỏ lá gừng được nhân giống như thế nào qua 2 phương pháp này nhé. 

  • Khi nhân giống bằng hạt thì bạn sẽ ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 nóng 3 nguội và ngâm trong 8-10 tiếng, sau đó rải đều các hạt giống tùy theo mật độ số cây cỏ mà bạn muốn phủ, tiếp theo thì phủ 1 lớp đất mỏng lên hạt giống. Cuối cùng thì tưới ẩm đất trồng vào lúc sáng sớm và chiều mát, trong khoảng 3 ngày thì bạn sẽ thấy hạt bắt đầu nứt mầm và hình thành nên cây con. 
  • Đối với phương pháp nhân giống bằng cách tách cây con từ cây mẹ thì đây là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất khi trồng cỏ lá gừng, các cây con mọc từ mắt thân của cây mẹ và hình thành nên bộ rễ tương đối có khả năng sống và phát triển cao. Khi thực hiện thì bạn nên sử dụng cuốc cầm tay loại nhỏ để cuốc vào đất khoảng 3cm và tiến hành đưa cây con rồi lấp đất lại là xong. Trong quá trình cấy cây con thì bạn nên tưới nước liên tục vào lúc sáng sớm và chiều mát trong khoảng 10-15 ngày để cây có thể quen với môi trường đất mới. 
Phương pháp nhân giống bằng hạt
Phương pháp nhân giống bằng hạt
Nhân giống bằng việc tách cây con từ cây mẹ
Nhân giống bằng việc tách cây con từ cây mẹ

Quá trình trồng cỏ lá gừng 

Dù loại cỏ này rất dễ trồng và phát triển tốt nhưng bạn cũng cần lưu ý 1 số các nguyên tắc quan trọng trong quá trình trồng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. 

  • Việc đầu tiên là tiến hành cải tạo đất, cày và đào xới đất với độ dày 10-15cm để đảm bảo đất được tơi xốp, nên loại bỏ cỏ dại và trộn ít phân NPK rồi dải đều để tăng dinh dưỡng cho đất. Nên giải thêm 1 lớp tro trấu trước khi trồng và sau đó tưới nước thật nhiều, đầm kỹ để đất không bị lún. 
  • Sau đó bạn sẽ thực hiện xé nhỏ phần cây cỏ giống ra, có đường kính từ 5-7cm là được và cấy xuống đất, trồng cho phần rễ nằm dưới đất rồi lấp đất lên là được. Mật độ trồng không cần quá dày, cách 3cm trồng 1 cây là hợp lý nhất. 
  • Cỏ lá gừng không có thời vụ trồng cố định, vì nó dùng trong việc làm đẹp cảnh quan nên có thể trồng bất cứ nào, để phục vụ cho môi trường sống luôn xanh ngát và gần gũi với thiên nhiên thì có thể trồng quanh năm suốt tháng ở các khu vực có mặt bằng rộng. 
  • Cách trồng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần gieo hạt và luôn chăm bón tưới nước để đất luôn giữ được độ ẩm nhất định, nếu trồng bằng các phương pháp nhân giống thì nên chú ý những điều ở phần phương pháp nhân giống cỏ lá gừng. Vì 1 môi trường xanh – sạch – đẹp hãy luôn để tâm tới cây cỏ để nó luôn phát triển và sinh trưởng tốt nhất có thể. 
Cấy cây xuống đất để trồng
Cấy cây xuống đất để trồng

Kỹ thuật chăm sóc cỏ lá gừng 

Cũng như việc trồng cỏ lá gừng thì chăm sóc nó cũng không hề khó, tuy nhiên thì bạn cũng nên để ý và cần biết 1 số kỹ thuật chăm sóc, tránh gặp phải những bệnh gây hại cho cỏ lá gừng. Sau đây là kỹ thuật chăm sóc cây mà bạn nên tham khảo qua. 

  • Trong khoảng thời gian trồng từ 1 – 5 ngày thì bạn phải tưới nước thường xuyên, 3 lần vào sáng – trưa – chiều mỗi ngày. Thời tiết vào buổi trưa trời thường nắng gắt nên phải tưới ẩm cho thảm cỏ vì nếu để cỏ quá khô sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. Tiếp theo ngày 6 – 30 thì tiến hành tưới nước 2 lần/ngày, sau 1 tháng sẽ tùy thuộc vào thời tiết mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp, đảm bảo đất luôn được ẩm. 
  • Đối với phân bón, khi bạn đã trồng được 7 ngày thì nên tiến hành bón phân Ure theo định mức 1kg/50m2 để kích thích cỏ ra chồi non, đến ngày thứ 25 lại tiến hành bón thêm 1 đợt nữa với định mức như trên. Duy trì bón phân Ure mỗi tháng 1 lần như vậy để cây sinh trưởng tốt hơn. Nếu thấy cỏ có hiện tượng vàng lá thì nên bổ sung thêm phân vi sinh để cải tạo đất. 
  • Vì đây là loại cỏ chủ yếu trồng ở ngoài trời và phục vụ cho cảm quan thiên nhiên nên nó luôn luôn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và nhiệt độ dù là bất kể thời tiết nào nhưng chỉ cần chăm chỉ tưới nước và bón phân đều đặn thì cỏ sẽ không bao giờ bị héo rồi chết dưới sự tác động của thời tiết. 
  • Thường xuyên cắt tỉa mỗi tháng 1 lần tùy theo điều kiện thực tế, đảm bảo thảm cỏ luôn xanh tươi. Việc cỏ dại mọc xung quanh là chuyện rất bình thường nên phải thực hiện nhỏ cỏ dại định kỳ để đảm bảo được mỹ quan cho thảm cỏ lá gừng. 
Cắt, tỉa cỏ thường xuyên
Cắt, tỉa cỏ thường xuyên

Các bệnh thường gặp ở cỏ lá gừng và cách phòng trừ 

Được trồng ở phần đất cạnh các ven đường nên đa phần sẽ bị các loại côn trùng tàn phá và 1 số bệnh thường thấy ở những loại cây cỏ khác. Dưới đây là các loại bệnh và cách phòng trừ mà bạn có thể tham khảo. 

  • Đầu tiên là bạn sẽ thấy được kiến làm tổ ở trên thảm cỏ, khi phát hiện điều này bạn sẽ cần sử dụng đến thuốc trừ sâu hoặc phương án tốt nhất là dùng thuốc trừ sâu sinh vật. 
  • 1 loài côn trùng cũng thường xuất hiện đó là ấu trùng bọ cánh cứng, chúng sẽ ăn rễ cỏ và thu hút chim xuống để ăn rễ cỏ. Biện pháp tốt nhất có thể sử dụng là dùng chất hóa học hoặc hòa nước với thuốc trừ sinh học. 
  • Ngoài ra còn 1 loài côn trùng nữa là ấu trùng của ruồi dài chân trên cỏ, nó cũng sẽ ăn rễ cỏ khiến cỏ bị vàng úa và thu hút chim ăn sâu phá hoại cỏ. Nên sử dụng biện pháp phủ bao nilon lên trên bãi cỏ để thu hút ấu trùng nổi lên bề mặt và chim sẽ đến ăn chúng. 
  • 1 loại bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa hè và mùa thu là nấm mốc nhờn ở cỏ, mặc dù chúng không quá gây hại nhưng vì bệnh này không có thuốc trị nên chỉ có thể phòng bệnh bằng cách thông khí và xới cỏ, thấy nấm xuất hiện thì xịt nước để rửa sạch ngay lập tức. 
  • 1 loại bệnh nữa xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa lạnh là mốc trắng ở cỏ, đây là hiện tượng có 1 lớp phủ trắng trên những đám cỏ vàng hoặc hơi nâu, lây lan rất nhanh và phá hoại bãi cỏ. Với trường hợp này thì cần xới cỏ để giảm rủi ro gây bệnh và hạn chế bón nhiều nitơ vào mùa thu. 
  • Loại bệnh phổ biến thường gây hại cho cỏ là bệnh đỏ lá, chúng phát triển mạnh nhất vào mùa hè và mùa thu, nếu cỏ nhiễm bệnh này sẽ bị nhuốm đỏ thành từng mảng khác nhau rồi chuyển dần sang màu nâu và chết. Chú ý thường xuyên thông khí và xới cỏ, bón phân đạm SA ngay khi có những triệu chứng lác đác trên cỏ. 
  • Cuối cùng là bệnh gỉ sắt trên cỏ, nó lây lan rất nhanh và gây vàng cỏ, loại bệnh này không có hóa chất đặc trị nên chỉ có thể ngăn chặn bằng cách thường xuyên cắt tỉa và dọn sạch cỏ bệnh. Hạn chế dùng nhiều phân nitơ vì chúng kích thích tăng trưởng cao và dễ làm cỏ nhiễm bệnh. 
Các loại ấu trùng phá hoại cỏ
Các loại ấu trùng phá hoại cỏ
Bệnh nấm mốc nhờn ở cỏ
Bệnh nấm mốc nhờn ở cỏ

Bài viết trên là toàn bộ thông tin chi tiết về cỏ lá gừng, chúng tôi rất mong rằng đã có thể đem lại cho bạn những điều hữu ích nhất về loại cỏ này, mặc dù nó không phải là 1 loại cây quý hiếm nhưng nó cũng giúp cho môi trường sống trở nên trong lành hơn và khiến cho bầu khí quyển tươi mát hơn rất nhiều. 

0 ( 0 bình chọn )

Seoul EcoHome

https://seoulecohome.com.vn
Seoul Ecohome - Blog Chuyên Về Thông Tin Xây Dựng, Thiết Kế, Nội Thất, Cơ Khí, Phong Thủy, Nhà Cửa Hàng Đầu Việt Nam - Seoulecohome.com.vn

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm