- Tổng quan về khung tên bảng vẽ
- Khái niệm về khung tên bản vẽ
- Các loại khung tên bản vẽ kiến trúc cơ bản
- Kích thước của khung tên bản vẽ kiến trúc?
- Cách trình bày khung tên bản vẽ như thế nào?
- Khung tên bản vẽ kiến trúc có những bộ phận nào?
- Các kí hiệu trong khung tên bản vẽ trường học và sản xuất
- Mẫu khung tên bản vẽ sử dụng ở trong trường học
- Mẫu khung tên bản vẽ sử dụng trong sản xuất
- Các tiêu chuẩn trong bản vẽ kiến trúc
- Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kiến trúc
- Tiêu chuẩn chữ và số trong bản vẽ kiến trúc
- Tiêu chuẩn đường nét trong bản vẽ kiến trúc
- Khung tên bảng vẽ kiến trúc Autocad
Bản vẽ kiến trúc là hồ sơ hoàn chỉnh thể hiện được kiểu dáng, thiết kế, kết cấu và các số liệu liên quan đến kiến trúc của công trình cần xây dựng. Thông qua khung tên bản vẽ kiến trúc, các kỹ sư, nhà đầu tư và bộ phận thi công hiểu được cách bố trí và xây dựng công trình đó. Khung tên bản vẽ kiến trúc là một bộ phận quan trọng của bản vẽ kiến trúc, được quy định bằng những tiêu chuẩn riêng. Tiêu chuẩn Việt Nam quy định thế nào về khung tên bản vẽ kiến trúc, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tổng quan về khung tên bảng vẽ
Khái niệm về khung tên bản vẽ
Khung tên bản vẽ còn được gọi với cái tên khung tên bản vẽ kỹ thuật hoặc có thể gọi bằng khung tên bản vẽ xây dựng chính là một phần quan trọng không thể thiếu của bản vẽ được sử dụng trong các ngành công nghệ, kỹ thuật cơ khí, xây dựng…
Khung tên trong bản vẽ sẽ bao gồm các nội dung của sản phẩm được trình bày và thể hiện trên bản vẽ, mô tả chi tiết phần kỹ thuật được vẽ theo tỉ lệ nào đó cùng với thông tin những người liên quan đến bản vẽ.
Khung tên bản vẽ tiếng Anh là Drawing Name Frame. Những từ tiếng Anh thường được sử dụng trong khung tên bản vẽ tiếng Anh để bạn tham khảo thêm:
- Ký hiệu: Symbol
- Quy cách: Description
- Vật liệu: Material
- Kích thước: Size
- Số lượng: Quantity
- Tỉ lệ: Scale
- Trình duyệt: Approval
- Mục đích phát hành: Issued for
- Thiết kế cơ sở: Preliminary
- Hiệu chỉnh: Revision
- Hoàn công: Completion/As-built
- Tiêu chuẩn: Standard
Các loại khung tên bản vẽ kiến trúc cơ bản
Khung tên bản vẽ kiến trúc được thể hiện trong bản vẽ kiến trúc quy ước theo tỉ lệ trên các khung giấy A4, A3, A2, A1 và A0.
Hiện nay, Tiêu chuẩn Việt Nam 3821 – 83 về các thông số kỹ thuật thiết kế kiến trúc quy định hai loại khung tên bản vẽ kiến trúc, bao gồm: loại dùng trong các nhà máy, xí nghiệp ; loại dùng trong trường học, phục vụ cho quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức.
Kích thước của khung tên bản vẽ kiến trúc?
Khung tên bản vẽ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) mới nhất có:
- Chiều rộng của khung tên bản vẽ là 180mm đủ để vừa khít khổ A4 với lề trái bằng 20mm và bên lề phải bằng 10mm;
- Chiều cao khung tên tuỳ thuộc vào chiều cao của các ô trong khung tên của bản vẽ.
Kích thước khung tên bản vẽ từ A3 đến A0 có cùng kích thước như khung tên bản vẽ A4.
Cách trình bày khung tên bản vẽ như thế nào?
Sau đây là quy định khung tên trong bản vẽ khi trình bày khung tên cụ thể như sau:
- Khung tên bản vẽ kỹ thuật có kích thước từ A3 đến A0 được đặt ở vị trí góc phải phía dưới của vùng vẽ. Định dạng khung tên bản vẽ này chỉ cho phép đối với các các tờ giấy có kích thước khổ A3 –> A0 đặt ở vị trí nằm ngang.
- Đối với khung tên bản vẽ có kích thước A4, khung tên được đặt ở vị trí cạnh ngắn hơn (thấp hơn) của vùng vẽ. Chỉ những tờ giấy có kích thước khổ A4 đặt thẳng đứng mới có thể được phép dùng định dạng này.
- Hướng đọc của bản vẽ trùng với hướng đọc của khung tên bản vẽ.
Khung tên bản vẽ kiến trúc có những bộ phận nào?
Khung tên bản vẽ kiến trúc có tám nội dung chính cụ thể như sau:
- Tên hồ sơ của bản vẽ thiết kế cụ thể là: sơ bộ, cơ sở, thi công hay hoàn công;
- Họ và tên chủ đầu tư hoặc hộ gia đình đang thi công công trình;
- Tên đơn vị tư vấn thiết kế và thi công công trình;
- Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế và thi công xây dựng công trình đó;
- Tên của công trình và địa điểm nơi thi công;
- Tên của bản vẽ thiết kế;
- Tên của người cán bộ chủ trì thiết kế bản vẽ;
- Ngày phát hành bản vẽ thiết kế, số hiệu và tỉ lệ bản vẽ.
Các kí hiệu trong khung tên bản vẽ trường học và sản xuất
Mẫu khung tên bản vẽ sử dụng ở trong trường học
Trong đó;
(1): Đầu đề hay tên gọi chi tiết của bài tập
(2): Vật liệu của các chi tiết
(3): Tỷ lệ
(4): Kí hiệu của bản vẽ
(5): Họ và tên người vẽ
(6): Ngày/tháng/năm vẽ
(7): Chữ ký của người kiểm tra
(8): Ngày/tháng/năm kiểm tra
(9): Tên trường, khoa và lớp học
Mẫu khung tên bản vẽ sử dụng trong sản xuất
Trong đó
(1): ghi tên gọi sản phẩm phải chính xác , ngắn gọn và phù hợp với danh từ kỹ thuật.
(2): Ghi ký hiệu bản vẽ. Ký hiệu này sau khi xoay 180 độ – cũng ghi ở vị trí góc trái phía trên bản vẽ.
(3): Vật liệu chế tạo nên các chi tiết.
(4): Ghi ký hiệu của bản vẽ. Bản vẽ được dùng cho việc sản xuất đơn chiếc ghi chữ ĐC; loạt ổn định ghi chữ A, hàng loạt hay đồng loạt ghi chữ B, …..
(7): Ghi số thứ tự tờ, nếu bản vẽ có một tờ thì để trống không viết.
(8): Ghi tổng số tờ của bản vẽ có.
(9): Tên của cơ quan phát hành ra bản vẽ.
(14): ghi ký hiệu sửa đổi( các chữ a,b,c,d,e…) đồng thời các ký hiệu này được ghi lại bên cạnh phần được sửa đổi( đã đưa ra ngoài lề) bản vẽ.
(14) – (18): Bảng sửa đổi: việc sửa đổi bản vẽ chỉ được giải quyết tại cơ quan, xí nghiệp bảo quản bản vẽ chính.
Các tiêu chuẩn trong bản vẽ kiến trúc
Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kiến trúc
- Tỷ lệ là trị số thu nhỏ đi hay phóng lớn kích thước thuận của một chi tiết thiết kế hoặc toàn cảnh. Tỷ lệ của kích thước thực là 1:1.
- Tỷ lệ phóng lớn là tỷ lệ theo trị số X : 1 ( khi X>1 )
- Tỷ lệ thu nhỏ là tỷ lệ theo trị số 1 : X (khi X>1)
- X là trị số chẵn được quy định như 1, 2, 5, 10, 20, 50 v.v…
Tiêu chuẩn chữ và số trong bản vẽ kiến trúc
- Để đảm bảo được độ rõ của chữ và khả năng lưu trữ cho loại phim cực nhỏ Micro-film, tiêu chuẩn ISO 3098 đã quy định chiều cao của chữ theo tỷ lệ 1: căn 2 ví dụ như là: 1, 8 –2,5 –3,5 –5 – 7 -… 20mm…
- Chiều chữ có thể là chiều đứng hoặc nghiêng 75°. Chiều cao này nên phù hợp với nét đường trong bản vẽ kiến trúc theo tỷ lệ:
Tiêu chuẩn đường nét trong bản vẽ kiến trúc
Đường thẳng dành cho các cạnh được nhìn thấy, những đường kích thước, đường phụ… Những đường này được sử dụng tùy theo độ lớn của bản vẽ với các nguyên tắc sau:
- Nét từ 0,5 – 0,7mm: Những cạnh được nhìn thấy, đường viền, đường giới hạn và chiều dài cần sử dụng của đường ren xoáy trôn ốc, đinh vít có trong cơ khí.
- Nét từ 0,25 – 0,35mm: Những đường kích thước, đường giới hạn phụ, đường tượng trưng, đường chỉ dẫn ghi chú, đường tâm của vòng tròn, đường nét chải, đường phụ của những phép chiếu, đường cạnh bẻ cong chi tiết của thiết kế, đường tiếp nối ở giữa mặt phẳng và cong, đường giới hạn của kích thước phục vụ cho việc kiểm tra, đường ghi chú về dung sai, đường chéo của các vật liệu có cấu hình nhiều cạnh và đường kính của xoáy trôn ốc.
Đường vẽ tay nét 0,25 – 0,35mm sử dụng cho các đường cắt giới hạn của chi tiết thiết kế, đường nét chải đối với những vật liệu làm bằng gỗ, đường tượng trưng cho giới hạn nối…
Đường zic-zac có nét 0,25 – 0,35mm sử dụng cho các đường cắt giới hạn, đường không liên tục của chi tiết thiết kế, đường cắt chi tiết khi nơi giới hạn lại không là đường tâm.
Đường gạch ngang có nét 0,25 – 0,35mm sử dụng cho các đường giới hạn phía sau, cạnh không nhìn thấy hoặc nằm trong chi tiết thiết kế.
Đường chấm gạch loại nhỏ có nét 0,25 – 0,35 mm sử dụng cho các đường tâm vòng tròn, đường trục cân đối của chi tiết thiết kế bản vẽ, đường giới hạn phạm vi di chuyển, vòng tròn chia bánh răng.
Đường chấm gạch nét dày có nét 0,5 – 0,7mm sử dụng cho các đường tượng trưng mặt cắt chi tiết thiết kế hoặc tượng trưng điều kiện xử lý bề mặt vật liệu.
Đường chấm -chấm -gạch có nét 0,25 – 0,35mm sử dụng cho các đường giới hạn giữa hai chi tiết của thiết kế, phạm vi giới hạn di động, đường giới hạn của những vật liệu khi chưa biến đổi, những chi tiết thiết kế nằm ở ngoài mặt cắt.
Theo quy định, tiêu chuẩn nhóm có thể sử dụng:
- Khổ giấy từ A2, A3, A4 cần nên sử dụng theo nhóm 0,5mm.
- Khổ giấy A0, A1 và lớn hơn cần nên sử dụng nhóm 0,7mm.
Khung tên bảng vẽ kiến trúc Autocad
Khi vẽ, khung tên bản vẽ có thể đặt tùy ý theo chiều dọc hoặc chiều ngang của bản vẽ phụ thuộc vào cách thức trình bày của người thiết kế. Hiện nay đa phần khung tên được đặt ở vị trí cạnh dưới và góc bên phải của bản vẽ. Chúng ta có thể đặt chung nhiều bản vẽ trên một tờ giấy, tuy nhiên mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên riêng của nó.
Khung tên của mỗi bản vẽ được đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có dấu mũi tên hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ để thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ và giữ cho bản vẽ về sau sẽ không bị thất lạc, lạc mất đi nó.
- Bản vẽ A3 – A0 ta cần phải đặt khổ giấy nằm ngang so với khung tên theo chiều b1 như hình bên dưới
- Bản vẽ A4 ta đặt khổ giấy nằm đứng so với khung tên theo chiều a1 như hình bên dưới
Khung tên bản vẽ hoàn công file cad – Vẽ khung tên bản vẽ AutocadChú thích:
(1): Tên sản phẩm và tên chi tiết
(2): Tỷ lệ bản vẽ (Tỉ lệ của một hình biểu diễn là tỉ số giữa kích thước đo trên bản vẽ và kích thước tương ứng đo trên thực tế).
(3): Ngày vẽ
(4): Chữ ký người kiểm tra bản vẽ hoặc tên người kiểm tra bản vẽ
(5): Họ tên người vẽ, công ty nào trường nào, khoa nào
(6): Ký hiệu bài vẽ
Trên đây là tất cả những kiến thức bạn cần phải nắm rõ khi vẽ khung tên bản vẽ kiến trúc. Những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình thực hiện những bản vẽ thiết kế đó.
Ý kiến bạn đọc (0)