Phong Thủy

Cây Lưỡi Hổ Thái ⚡️ Đặc Điểm – Ý Nghĩa – Cách Trồng & Chăm Sóc

795
cây lưỡi hổ Thái

Cây lưỡi hổ Thái thường được nhiều người sử dụng để trang trí cho  không gian quanh nhà, không gian làm việc. Bởi vì loài cây này mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp và còn có khả năng thanh lọc không khí vô cùng tốt. Vậy lưỡi hổ Thái là loài thực vật gì? Cách chăm sóc lưỡi hổ Thái như thế nào? Cây lưỡi hổ Thái kỵ tuổi nào và hợp với những mệnh nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây hiểu rõ hơn nhé!

Cây lưỡi hổ thái là cây gì?

Cây Lưỡi Hổ Thái Vàng Sansevieria trifasciata Golden Hahnii • MOW Garden
Lưỡi hổ Thái

Nguồn gốc

Nguồn gốc xuất xứ của cây lưỡi hổ Thái cụ thể như sau:

  • Tên thường gọi: cây lưỡi hổ Thái Lan
  • Tên khoa học: Sansevieria hyacinthoides
  • Tên tiếng anh : Thai Lan tiger tongue
  • Nguồn gốc xuất xứ: lưỡi hổ Thái có nguồn gốc từ Tây Phi, sau đó du nhập vào Thái Lan và dần dần đưa về Việt Nam.

Đặc điểm nhận biết cây lưỡi hổ Thái

Tương tự như những cây lưỡi hổ khác, cây lưỡi hổ Thái có những đặc điểm nhận biết như sau:

  • Mọc thành từng bụi. Mỗi bụi thường có khoảng từ 5-6 lá. 
  • Phiến lá dày, mọc thẳng và khá mọng nước. 
  • Lá lưỡi hổ Thái thuôn nhọn ở phía 2 đầu và có hình dạng giáo hẹp. 
  • Lá lưỡi hổ Thái rộng khoảng 3-8 cm và chiều dài khoảng 15-40 cm. 
  • Lá mọc từ gốc ra tạo thành bẹ, ôm lấy thân cây.
  • Lá có màu xanh đậm, viền vàng, mép lá có hình lượn sóng.
  • Bề mặt lá phẳng, bóng, trơn và không có gân.
  • Cây lưỡi hổ Thái là loài thực vật dễ trồng. Đây là loài khá mọng nước nên có khả năng chịu hạn tốt. 

Vị trí đặt lưỡi hổ Thái đẹp và hợp phong thủy

Vị trí đặt lưỡi hổ Thái hợp phong thủy là hướng Đông và Đông Nam.

Lưỡi hổ Thái có thể đặt trong không gian phòng khách, phòng ngủ, thậm chí có thể đặt trong phòng tắm. 

Với không gian phòng khách

Gia chủ có thể cạnh ghế sô-pha, cạnh kệ tivi. Ngoài ra có thể đặt ở hai bên lối đi cửa ra vào, giống như một cách án ngữ. Điều này có thể mang vận may đến cho căn nhà của bạn.

Cây lưỡi hổ nên trồng ở đâu
Không gian phòng khách

Với không gian phòng ngủ

Nhờ vào khả năng thanh lọc không khí và hấp thụ khá nhiều khí độc. Đồng thời lưỡi hổ Thái nhả ra nhiều khí oxy và hút cacbonic vào ban đêm. Cây sẽ hỗ trợ tối đa quá trình hô hấp của con người. 

4 lợi ích của cây lưỡi hổ trong phòng ngủ
Không gian phòng ngủ

Đặt cây trên bàn làm việc trong văn phòng

Lưỡi Hổ Thái là giống cây lưỡi hổ mini nên vô cùng phù hợp đặt trên bàn làm việc. Cây có khả năng hút tia tử ngoại từ máy tính, mang đến không gian trong lành trong phòng làm việc. Qua đó, giúp cho công việc của bạn thêm thuận lợi và hanh thông hơn.

Có nên để cây lưỡi hổ trên bàn làm việc? | Cây trồng Nhà Nông
Đặt cây trên bàn làm việc trong văn phòng

Với không gian phòng tắm

Lá lưỡi hổ Thái giúp hút bớt hơi nước hoặc những khí độc hại tồn tại trong không khí. Do đó, lưỡi hổ Thái là sự lựa chọn lý tưởng cho nhà tắm hoặc nhà vệ sinh. Lưu ý rằng phải thường xuyên lau lá và phòng trừ sâu bệnh, côn trùng cho cây phát triển tốt.

7 loại cây xanh bạn nên trồng trong nhà tắm
Không gian phòng tắm

Những vị trí đặt khác

Chẳng hạn như quán cafe, nhà hàng, công viên, khách sạn… Đặt lưỡi hổ Thái ở những nơi này vô cùng phù hợp, bởi vì là cây cảnh lọc không khí, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy.

Cây lưỡi hổ Thái hợp với mệnh nào và kỵ tuổi nào?

Theo quan niệm phong thủy, lưỡi hổ Thái có 2 dải màu vàng và màu xanh lá cây dọc từ phần gốc đến ngọn. Hai màu sắc này sẽ tương ứng với mệnh Mộc và mệnh Kim. Do đó, lưỡi hổ Thái sẽ hợp với người có mệnh Mộc, Kim, Hỏa, Thủy nhất. Đồng thời cũng kỵ với những ai có mệnh Thổ. 

Chính vì thế, loài cây này cũng hợp với tuổi tương ứng với 4 cung mệnh trên:

  • Mệnh Mộc: Nhâm Tý, Kỷ Hợi, Tân Mão, Mậu Tuất….
  • Mệnh Hỏa: Ất Tỵ, Đinh Mão, Mậu Tý, Kỷ Sửu… 
  • Mệnh Thủy: Giáp Thân,  Ất Hợi, Nhâm Thìn, Quý Tỵ…
  • Mệnh Kim: Tân Hợi, Quý Mão, Nhâm Dần, Canh Tuất…

Đặc điểm của cây lưỡi hổ Thái

Đặc điểm thực vật học của cây lưỡi hổ Thái

Đặc điểm thực vật học của lưỡi hổ Thái như sau:

  • Rễ: lưỡi hổ thái thuộc dạng rễ nông, rễ chùm. Cây có thể trồng ở đất và thủy sinh.
  • Thân: lưỡi hổ thái thuộc loài thân bụi, mọc thành khóm, thành bụi. Mỗi bụi có khoảng 6 lá trở lên.
  • Lá: lá mọng nước, phiến lá dài đầu lá thuôn nhọn và mép lá nguyên. Lá cây khá cứng và dày, lá dài khoảng 10 – 45cm, phiến lá rộng khoảng 3 – 7cm, không có gân lá. Mặt lá nhẵn bóng, bên ngoài viền màu vàng lượn sóng, phía bên trong lá có màu xanh. Các lá của lưỡi hổ Thái mọc sát gốc tạo thành những bẹ lá ôm sát vào gốc cây và mọc thẳng đứng lên.
  • Đối với lưỡi hổ Thái khi trồng cho lá làm cảnh sẽ ít khi ra hoa. Hoa của lưỡi hổ Thái có màu trắng, mọc thẳng từ nách lá.
Những loại cây nên đặt trong phòng tắm để tiền vào như nước
Đặc điểm thực vật học

Đặc điểm sinh thái của cây lưỡi hổ thái

Đặc điểm sinh thái của lưỡi hổ Thái như sau:

  • Cây lưỡi hổ thuộc loài thực vật ưa ánh nắng nhẹ, nhưng sẽ ưa bóng nhiều hơn. Cây có khả năng thích nghi và phát triển tốt cả môi trường ngoài trời, cũng như môi trường trong nhà.
  • Cây chịu lạnh và chịu hạn tốt.
  • Lưỡi hổ Thái dễ trồng, dễ chăm sóc, cây khỏe. Không yêu cầu quá nhiều về công chăm sóc tỉ mỉ và thường xuyên.
  • Nhiệt độ thích hợp cho lưỡi hổ Thái khoảng 16 – 31 độ C.
  • Cây có tốc độ phát triển và sinh trưởng tốt và nhanh.
  • Cây lưỡi hổ Thái đã được du nhập về Việt Nam. Chúng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta. Lưỡi hổ Thái không tốn quá nhiều công sức chăm sóc, và ít sâu bệnh hại. Do đó cây được rất nhiều người lựa chọn trồng.
Góc hỏi đáp: Cây lưỡi hổ để trong phòng ngủ có tốt không?
Đặc điểm sinh thái

Lợi ích khi trồng cây lưỡi hổ thái

Ứng dụng đầu tiên mà lưỡi hổ Thái mang đến chính là tạo mỹ quan, cảnh quan đẹp cho khuôn viên và không gian ngôi nhà. Gia chủ có thể đặt chậu lưỡi hổ Thái cửa sổ, kệ sách, bàn làm việc, kệ tivi.. (đối với cây nhỏ). Hoặc đặt ở phòng họp, phòng khách, tiền sảnh… (đối với cây lớn).

Theo lời khuyên của Nasa, cây lưỡi hổ Thái là một trong những cây giúp thanh lọc không khí vô cùng tốt trong nhà. Cây có thể hấp phụ những khí thải độc hại cũng như khí bụi lẫn bên trong không khí. Chẳng hạn như Nitrogen Oxide và Formaldehyde… Đồng thời lưỡi hổ Thái còn có thể hút và cản được những tia bức xạ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Những tia này đến từ thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, lò vi sóng…

Muốn có cây cảnh "lợi ích vô song" hãy trồng ngay cây lưỡi hổ
Lợi ích khi trồng lưỡi hổ thái

Cũng tương tự như những loại cây lưỡi hổ khác, lưỡi hổ Thái cũng có những lợi ích nổi bật. Cụ thể như sau:

  • Làm giảm dị ứng ở da: Thông thường, lá lưỡi hổ Thái được dùng để điều trị những bệnh dị ứng ở da. Chẳng hạn như: bỏng, cháy nắng, rộp hoặc da bị xước do va chạm. Phương pháp tự nhiên này có khả năng sát khuẩn vô cùng nhanh chóng. Bên cạnh đó, lá cây có thể điều chế thành kem chống nắng giúp sáng da, kem dưỡng da và se khít lỗ chân lông.
  • Thanh lọc không khí: Đối với không gian văn phòng, bệnh viện, trường học, xí nghiệp… nên trồng lưỡi hổ Thái để giúp khử khuẩn và thanh lọc không khí. Đồng thời, giúp giảm những triệu chứng như ho, hắt hơi do ảnh hưởng của không khí bị nhiễm khuẩn. 
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Cây lưỡi hổ Thái còn giúp giảm stress vì tạo sự thư thái, sắc mặt tươi tắn cho con người.
  • Tạo giấc ngủ ngon: Vào ban đêm, lưỡi hổ Thái giúp hấp thụ những độc tố qua lá, đồng thời nhả ra khí oxy tinh khiết. Không giống với những loại cây khác, lưỡi hổ Thái tạo không khí trong lành giúp ngủ ngon giấc hơn. 
  • Chữa hôi miệng: Trên thực tế, gel của lưỡi hổ Thái được dùng để làm nước súc miệng. Nó có khả năng giảm hôi miệng, giảm sâu răng và điều trị tình trạng chảy máu chân răng khá hiệu quả.

Ý nghĩa phong thủy

Trong quan niệm về phong thủy, lưỡi hổ Thái có tác dụng trực tiếp trong việc trừ tà và xua đuổi ma quỷ. Lá lưỡi hổ Thái mọc thẳng đứng thể hiện sự tiến lên và sự quyết đoán của con người. Dáng vẻ uy nghi của cây là biểu tượng của sự phú quý, uy quyền và may mắn.

Cách trồng cây lưỡi hổ - những điều cần biết và ý nghĩa phong thủy
Ý nghĩa phong thủy

Không chỉ giúp tạo ra sản phẩm làm đẹp, thanh lọc không khí. Lưỡi hổ Thái còn mang đến ý nghĩa phong thủy cho từng thành viên trong gia đình. Lưỡi hổ Thái giúp biến đổi điềm xấu, hóa giải thành những điều tốt và may mắn đến cho mọi người. Lá lưỡi hổ Thái vuốt thẳng lên trên vô cùng khỏe mạnh, những bẹ lá quấn chặt vào nhau. Chúng có ý nghĩa tạo thành vững chắc và đoàn kết. Qua đó, cây giúp cho gia đình được êm ấm, công việc được thuận buồm xuôi gió, luôn đem lại giàu sang, sung túc và sức khỏe dồi dào.

Lưỡi hổ Thái cũng được xem là một món quà tặng rất ý nghĩa. Chúng là biểu tượng cho lời chúc may mắn đến người thân, bạn bè hoặc đối tác… trong dịp đặc biệt.

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ Thái

Cách trồng cây lưỡi hổ Thái

Cây lưỡi hổ Thái là loài cây vô cùng dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây có những cách trồng và nhân giống như sau:

  • Lưỡi hổ Thái được trồng và nhân giống theo phương pháp tách bụi. Tiến hành tách cây từ cây mẹ, sau đó đem chúng đi trồng để tạo thành những khóm cây mới.
  • Hình thức thứ hai, mọi người có thể dùng lá của lưỡi hổ Thái. Tiến hành cắt lá để giâm hom, sau đó mọi người sẽ thấy cây mới được mọc lên từ mép lá. Từ đó đem cây mới ra trồng và nhanh chóng chúng sẽ phát triển thành cây mới, những khóm cây mới.
Cách chăm sóc để Cây Lưỡi Hổ ra hoa
Cách trồng lưỡi hổ Thái

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ Thái

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt trong quá trình chăm sóc lưỡi hổ Thái bạn nên chú ý một số yếu tố sau đây.

  • Nhiệt độ: lưỡi hổ Thái thích nghi được nhiều môi trường sống và điều kiện thời tiết khác nhau. Điều kiện nhiệt độ thích hợp để lưỡi hổ Thái sinh trưởng và phát triển tốt nhất khoảng 15 – 30 độ C.
  • Ánh sáng: lưỡi hổ Thái có thể trồng được ở môi trường ngoài trời và cả ở trong bóng. Đối với những cây, những chậu cây lưỡi hổ Thái đặt trong phòng. Bạn nên đặt chúng bên cạnh cửa sổ hoặc những vị trí có ánh sáng mặt trời phản chiếu.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên tắm nắng cho cây 2 lần/ 1 tuần. Mỗi lần phơi nắng khoảng 2 tiếng trong ngày và phơi cây vào buổi sáng sớm.
  • Phân bón: lưỡi hổ Thái là một trong những loài thực vật không cần phân bón quá nhiều. Mọi người có thể sử dụng phân bón lâu tan, hoặc tiến hành bón định kỳ 6 tháng/ 1 lần.
  • Sâu bệnh: lưỡi hổ thái rất ít sâu bệnh hại, bởi vì chúng có sức sống mãnh liệt. Thông thường , cây thường gặp tình trạng lũn gốc hoặc thối nhũn. Nguyên nhân chủ yếu là mọi người cung cấp nước cho cây quá nhiều.
  • Trong cách chăm sóc lưỡi hổ Thái cần đặc biệt lưu ý đến yếu tố nước tưới cho cây. Lưỡi hổ Thái là loài cây mọng nước, chịu được hạn, tuy nhiên không chịu được úng. Do đó, không cần tưới nước thường xuyên cho cây.
  • Đối với lưỡi hổ Thái trồng ở đất ngoài trời, mọi người nên tưới từ 2 đến 3 lần/ tuần.
  • Đối với những lưỡi hổ Thái trồng chậu bên trong trong nhà, nơi có điều hòa, ánh đèn huỳnh quang. Mọi người chỉ cần tưới cho cây khoảng từ 1 tuần/1 lần hoặc cần thiết mới tưới.
  • Đối với lưỡi hổ Thái trồng thủy sinh, mọi người nên thay nước cho cây 1 tuần/1 lần. Lưu ý chỉ để nước ở sát phần mép gốc của rễ, không ngâm nước cho cả cây sẽ làm úng lá.
Cách chăm sóc để Cây Lưỡi Hổ ra hoa
Chăm sóc lưỡi hổ thái

Bài viết trên đây chúng tôi đã thông tin chi tiết về cây lưỡi hổ Thái về đặc điểm, nguồn gốc cũng như cách trồng và chăm sóc cây. Nếu bạn đọc có thắc mắc gì hãy bình luận ở bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.

0 ( 0 bình chọn )

Seoul EcoHome

https://seoulecohome.com.vn
Seoul Ecohome - Blog Chuyên Về Thông Tin Xây Dựng, Thiết Kế, Nội Thất, Cơ Khí, Phong Thủy, Nhà Cửa Hàng Đầu Việt Nam - Seoulecohome.com.vn

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm