- Cơ sở pháp lý
- Yêu cầu đối với khảo sát địa hình
- Nội dung của khảo sát địa hình
- Tổ chức khảo sát địa hình
- Lập nhiệm vụ khảo sát địa hình
- Lập báo cáo khảo sát địa hình
- Nghiệm thu kết quả khảo sát địa hình
- Hồ sơ khảo sát địa hình
- Quy định về chi phí khảo sát địa hình
- Phương pháp xác định dự toán chi phí khảo sát địa hình
- Định mức dự toán khảo sát địa hình
- Một số khoản chi phí tư vấn có liên quan đến khảo sát địa hình
Khảo sát địa hình là một loại hình khảo sát xây dựng được thực hiện theo giai đoạn tương ứng với các giai đoạn thiết kế. Đây là hạng mục quan trọng không thể thiếu, làm cơ sở để lập thiết kế xây dựng. Do vậy, chủ đầu tư cũng như nhà thầu cần nắm rõ các quy định mới nhất để triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
Cơ sở pháp lý
Khảo sát địa hình được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp lý sau:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ xây dựng Hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ xây dựng ban hành định mức xây dựng.
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.
Yêu cầu đối với khảo sát địa hình
Điều 74 Luật Xây dựng quy định khảo sát địa hình cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.
- Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.
- Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.
- Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.
- Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.
Nội dung của khảo sát địa hình
Điều 75 Luật Xây dựng quy định nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả khảo sát địa hình bao gồm:
- Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát.
- Số liệu khảo sát; phân tích, đánh giá kết quả khảo sát.
- Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.
Tổ chức khảo sát địa hình
Điều 76 Luật Xây dựng quy định về việc lập báo cáo khảo sát địa hình như sau:
- Chủ đầu tư tự thực hiện khảo sát địa hình khi có đủ điều kiện năng lực.
- Trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thực hiện, Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khảo sát địa hình.
Lập nhiệm vụ khảo sát địa hình
Khoản 1 Điều 76 Luật Xây dựng quy định Chủ đầu tư có trách nhiệm:
- Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;
- Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng.
Lập báo cáo khảo sát địa hình
Điều 77 Luật Xây dựng quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của Nhà thầu khảo sát địa hình, cụ thể:
“1. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau:
a) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;
b) Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;
c) Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
d) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật này và hợp đồng khảo sát xây dựng;
b) Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
c) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
d) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.”
Nghiệm thu kết quả khảo sát địa hình
Điểm đ Khoản 2 Điều 76 Luật Xây dựng quy định Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ khảo sát địa hình
Điều 26 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định Chủ đầu tư phải tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục VIb Nghị định này trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành.
Tại Phụ lục VIB của Nghị định này quy định hồ sơ khỏa sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình nằm trong danh mục Hồ sơ hoàn thành công trình. Các nội dung bao gồm:
- Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình.
- Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
- Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng; quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình kèm theo: hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật.
- Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
- Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.
Ngoài ra, Điều 27 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định Chủ đầu tư tổ chức lập 01 bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định này, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi tổ chức bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng.
Phụ lục IX Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định Báo cáo kết quả khảo sát địa hình thuộc danh mục hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình.
Quy định về chi phí khảo sát địa hình
Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định khảo sát địa hình thuộc các công việc tư vấn đầu tư xây dựng.
Phương pháp xác định dự toán chi phí khảo sát địa hình
Chi phí khảo sát địa hình cũng như khảo sát xây dựng được xác định theo hướng dẫn của Phụ lục V Thông tư số 11/2021/TT-BXD gồm các thành phần sau:
- Chi phí trực tiếp (T): bao gồm chi phí vật liệu, nhiên liệu; chi phí nhân công; chi phí máy và thiết bị khảo sát.
- Chi phí gián tiếp (GT): bao gồm chi phí chung; chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công; chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế.
- Chi phí chịu thuế tính trước (TL): được xác định bằng 6% tổng chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí phục vụ công tác khảo sát xây dựng: bao gồm chi phí lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; chi phí lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; chi phí khác phụ vụ khảo sát
- Thuế gia trị gia tăng: được xác định theo quy định đối với công tác khảo sát xây dựng.
- Chi phí dự phòng: được xác định tối đa bằng 10% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí phục vụ công tác khảo sát và thuế giá trị gia tăng.
Bảng tổng hợp dự toán chi phí khảo sát xây dựng như sau:
Định mức dự toán khảo sát địa hình
Phụ lục I Thông tư số 12/2021/TT-BXD quy định định mức khảo sát xây dựng là mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công tác khảo sát theo đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình, quy phạm quy định.
Tập định mức dự toán khảo sát xây dựng bao gồm 10 chương được mã hóa thống nhất theo nhóm, loại công tác và các phụ lục kèm theo; cụ thể các chương như sau:
- Chương 1: Công tác đào đất, đá bằng thủ công để lấy mẫu thí nghiệm
- Chương 2: Công tác thăm do địa vật lý
- Chương 3: Công tác khoan
- Chương 4: Công tác đặt ống quan trắc mực nước ngầm trong hố khoan
- Chương 5: Công tác thí nghiệm tại hiện trường.
- Chương 6: Công tác đo vẽ lập lưới khống chế mặt bằng.
- Chương 7: Công tác đo khống chế cao.
- Chương 8: Công tác đo vẽ mặt cắt địa hình.
Một số khoản chi phí tư vấn có liên quan đến khảo sát địa hình
Ngoài các chi phí quy định tại bảng tổng hợp dự toán chi phí khảo sát ở trên, một số khoản chi phí tư vấn có liên quan đến khảo sát địa hình, bao gồm:
- Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát: Phụ lục V Thông tư số 11/2021/TT-BXD quy định chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng xác định bằng 3% của dự toán chi phí khảo sát xây dựng tương ứng.
- Chi phí giám sát công tác khảo sát: Thông tư số 12/2021/TT-BXD quy định chi phí giám sát công tác khảo sát được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí khảo sát (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán gói thầu khảo sát xây dựng. Định mức tỷ lệ phần trăm chi phí giám sát công tác khảo sát xây dựng xác định theo bảng sau:
Chi phí khảo sát xây dựng (chưa có thuế GTGT) trong dự toán gói thầu khảo sát xây dựng (tỷ đồng) | ≤ 1 | 5 | 10 | 20 | 50 |
Tỷ lệ % | 4,072 | 3,541 | 3,079 | 2,707 | 2,381 |
Vừa qua Chính phủ và Bộ xây dựng đã ban hành một số văn bản pháp lý mới quy định về công tác quản lý chất lượng, thi công xây dựng. Trong đó có nội dung liên quan đến khảo sát địa hình, một hạng mục cơ bản, không thể thiếu trong dự án đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư và Nhà thầu cần nắm rõ để triển khai hiệu hiệu quả và tuân thủ các quy định hiện hành.
Ý kiến bạn đọc (0)