- Tổng quan về cây vạn lộc
- Cây vạn lộc là giống cây gì?
- Đặc điểm của cây vạn lộc
- Những công dụng tốt và ý nghĩa hay
- Những công dụng tốt nhất
- Ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc
- Phương pháp trồng cây vạn lộc
- Phương pháp trồng trong đất
- Phương pháp thủy sinh
- Cách chăm sóc cây vạn lộc
- Tổng quan về cây phú quý
- Cây phú quý là loại cây gì?
- Đặc điểm về cây phú quý
- Công dụng và ý nghĩa mà cây phú quý mang lại
- Công dụng của cây phú quý
- Ý nghĩa phong thủy hay của cây
- Phương pháp trồng cây phú quý
- Phương pháp trồng trong đất
- Phương pháp trồng thủy sinh
- Cách chăm sóc cây phú quý
Cây vạn lộc và cây phú quý là hai loại cây mà chúng có mang nhiều ý nghĩa về phong thủy rất tốt. Theo cha ông ta ngày xưa nói thì lộc ứng với tài lộc, quý ứng với giàu sang, phú quý. Cây không chỉ là một vật dùng để trang trí mà chúng còn mang tài lộc, phú quý vào nhà. Do đó mà một số người họ rất tin vào phong thủy và rất thích trồng những loại cây như thế này trong nhà. Họ tin rằng bình an và tài lộc sẽ luôn đến với họ.
Tổng quan về cây vạn lộc
Cây vạn lộc là giống cây gì?
Vạn Lộc là một loại cây có ánh sắc đỏ rất thu hút người nhìn. Chúng rất xứng đáng với sự tinh tế và sang trọng khi được trang trí trong nhà. Vạn lộc là sự tượng trưng cho may mắn và nguồn năng lượng luôn luôn tràn đầy.
Bên cạnh đó chúng chính là một món quà ý nghĩa mà được mọi người trao tặng cho nhau. Không những bởi ý nghĩa sâu sắc về phong thủy mà nó đem lại mà còn bởi nhiều ưu điểm của nó nữa.
Một số thông tin chi tiết về cây vạn lộc:
- Tên thường gọi: cây Thiên Phú
- Tên khoa học: Aglaonema hay Aglaonema red
- Họ thực vật: Araceae, hay còn được gọi là họ ráy
- Nguồn gốc xuất xứ: Thái Lan, Indonesia
- Phân bố: khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Bắc Ấn Độ
Vạn lộc rất dễ để chăm sóc và cũng không cần mất quá nhiều công sức để có thể trang trí đẹp. Căn hộ hoặc nhà của bạn sẽ sẽ tạo ấn tượng rất tốt cho khách đến nhà khi được trang trí bằng loài cây này.
Đặc điểm của cây vạn lộc
Cây vạn lộc là cây thân thảo nên thân cây khá mềm và chúng có màu xanh. Lá cây thì to và mềm mại. Xuất hiện màu đỏ có đốm xanh trông rất độc đáo và bắt mắt. Màu sắc của lá chính là phần đã tạo nên được giá trị đặc biệt cho loại cây này.
Cây vạn lộc có chiều cao trung bình khoảng từ 20 cm đến 60 cm. Đây là loại cây rất thích hợp để có thể trưng bày ở bàn làm việc hoặc trong căn phòng nhỏ xinh.
Hoa của cây vạn lộc có màu trắng ngà và được bao bọc trong chiếc lá màu trắng tinh vô cùng đặc biệt. Cây thường được trồng tại những nơi trong bóng râm, tránh nhận ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Cây Vạn lộc là loại cây lá đa dạng về các gam màu như đỏ, vàng, cam, hồng, xanh cẩm thạch. Chúng thường rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Đồng thời là cây rất được ưa chuộng trong nhóm cây Vạn niên thanh lá màu.
Lá vạn lộc dày, dáng đứng thắng, sáng bóng, tán lá phủ tròn và có viền xanh lá cây. Bộ rễ có màu trắng ngà khỏe mạnh làm toát lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái. Cây sẽ thường ra hoa có màu trắng khoảng 3 tháng 1 lần.
Những công dụng tốt và ý nghĩa hay
Những công dụng tốt nhất
Cây vạn lộc thường dùng để trang trí và làm đẹp, tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan. Chính màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp hiện đại đã giúp cho vạn lộc có thể phù hợp với mọi không gian khác nhau. Đem đến bầu không gian hiện đại và thoáng mát.
Chậu cây vạn lộc đem đến một nguồn năng lượng tràn đầy. Khi gặp phải những phút giây căng thẳng, mệt mỏi nhưng được ngắm nhìn chậu cây này thì khá là tuyệt. Chúng sẽ giúp ta có thể giảm bớt được mọi căng thẳng, lo toan.
Cây vạn lộc còn có một tác dụng đặc biệt đó chính là điều hòa và thanh lọc không khí. Điều này có thể giúp cho không gian thông thoáng, bớt bí bách và ngột ngạt. Khí oxi từ cây cũng sẽ giúp cho sức khỏe của con người được cải thiện tốt hơn.
Ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc
Vì loại cây này mang ý nghĩa phong thủy khá tốt nên nó dần trở thành món quà dùng để biếu tặng cho người thân, bạn bè. Đặc biệt là vào những dịp Lễ Tết, tân gia hay khai trương thì quá là hợp lý.
Theo ông cha ta thì lộc ứng với tài lộc đem đến sự thịnh vượng, phát tài, phát lộc. Do đó mà cây không chỉ là vật dùng để trang trí mà còn có thể mang đến tài lộc nhờ cái tên “Vạn Lộc”.
Bên cạnh đó, cây vạn lộc được xem như một lời chúc phát tài, vạn sự như ý. Vạn lộc mà ra hoa được xem như là một tin tốt, gia chủ sẽ gặp may mắn trong tương lai sự nghiệp. Đem đến cảm giác bình yên và an toàn cho sự phát triển kinh tế.
Phương pháp trồng cây vạn lộc
Phương pháp trồng trong đất
Đối với phương pháp trồng cây trong đất, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các mặt bao gồm:
- Đất nên trộn với một số loại tro trấu, xỉ than và một ít phân bón để có thể cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
- Chậu cây có kích thước vừa phải, có nhiều lỗ thoát nước ở phía dưới. Màu sắc nên được chọn theo sở thích cá nhân
- Giống nên chọn những cây có giống khỏe mạnh và không bị sâu bệnh. Bên cạnh đó được ủ và nảy mầm tự nhiên
Các bước thực hiện khi trồng cây trong đất tại nhà:
- Bước 1: Bỏ đất được trộn và trong chậu khoảng 1/4 của chậu
- Bước 2: Đặt giống cây hoặc cây non trực tiếp ngay ngắn vào trong chậu
- Bước 3: Tiến hành lấp đất cho đến mép chậu. Trong quá trình này nên lấy tay ấn nhẹ đất xuống để giữ cho cây chặt không bị ngã
- Bước 4: Xịt một ít nước vào gốc cây đã trồng. Hoặc cũng thể trang trí cho chậu cây để tăng tính thẩm mỹ cho cây
Phương pháp thủy sinh
Phương pháp này cũng được nhiều người lựa chọn thay vì trồng cây trong đất. Bởi vì tính thẩm mỹ và vệ sinh khá sạch sẽ của nó mang lại. Khi trồng cây trong nước sẽ giúp cho cây khoe được bộ rễ trắng ngần.
Đồng thời giúp cho người trồng mất ít công sức, thời gian và chúng sạch sẽ hơn. Trước khi thực hiện phương pháp này cần phải chuẩn bị một số dụng cụ như:
- Nước nên chọn những nguồn nước sạch không bị nhiễm bệnh, nhiễm phèn hay nhiễm mặn
- Chậu cây nên sử dụng các chậu thủy tinh trong suốt có kích thước phù hợp với kích thước cây để cây không bị nghiêng. Đồng thời để có thể nhìn được bộ rễ trắng ngà của cây
- Giống nên chọn những giống cây hoặc cây con khỏe mạnh và có bộ rễ đẹp
- Dung dịch thủy sinh kích thích sự phát triển và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
Các bước thực hiện khi trồng cây thủy sinh:
- Bước 1: Tiến hành cho nước sạch vào trong bình thủy tinh. Sau đó là hòa tan các dung dịch thủy sinh để làm chất dinh dưỡng nuôi cây
- Bước 2: Rửa sạch cho bộ rễ và đặt cây ngay ngắn vào trong bình. Nếu như muốn chậu cây thêm sinh động thì có thể bỏ vào một ít đá màu sắc và vài chú cá cảnh
Cách chăm sóc cây vạn lộc
Vạn lộc là loại cây khá là dễ trồng. Nhưng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần chú ý đến một số điều khi chăm sóc cây như:
- Đặt chậu cây ở những nơi khô ráo, thoáng mát, có bóng râm và có ánh nắng mặt trời chiếu nhẹ vào
- Cây được đặt trong phòng kín cần đưa cây ra phơi nắng 1 đến 2 lần 1 tuần
- Nền nhiệt độ cần được chỉnh vừa phải từ 20 độ đến 35 độ
- Không nên đặt cây ở chỗ quá lạnh hoặc quá nóng hay nơi nhận trực tiếp ánh sáng có thể dẫn đến chết cây
- Có khả năng thoát nước tốt, tưới nước 2 lần 1 tuần đối với phòng kín. Còn khi ở ngoài trời 3 lần 1 tuần
- Không nên tưới quá nhiều nước sẽ dẫn đến làm cây bị úng
- Không nên tưới quá ít nước sẽ khiến cây bị chết khô
- Đất nên chọn loại đất phù hợp trộn thêm xơ dừa, tro, trấu do cây vạn lộc khá kén đất
- Không nên cho quá nhiều xơ dừa có thể khiến cho cây bị nấm mốc
- Chọn loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, chứa nhiều dinh dưỡng
- Cho phân bón để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn phát triển ra rễ, ra lá
- Đối với phương pháp thủy sinh cần chú ý thay nước trong cây 2 đến 3 lần 1 tháng
- Cần rửa sạch chậu và bộ rễ, cắt tỉa các bộ phận bị thối hoặc bị úa vàng khi thay nước
- Cần kiểm tra tình trạng cây có bị rầy nâu hay nấm tấn công hay không
- Cần được phun thuốc diệt trừ sâu bệnh kịp thời để tránh gây ra chết cây
Tổng quan về cây phú quý
Cây phú quý là loại cây gì?
Cây phú quý là loại cây được lai tạo vào năm 1982 bởi người Indonesia. Cách lại tạo của ông Gregori đã khiến cho cây có màu xanh tự nhiên chuyển sang sắc đỏ hồng. Ánh sắc đỏ hồng này đã tạo nên rực rỡ và độc đáo cho cây.
Một số thông tin chi tiết về cây vạn lộc:
- Tên thường gọi: thường xanh Châu Á
- Tên khoa học: Aglaonema Hybrid
- Họ thực vật: Araceae, hay được gọi là họ ráy
- Nguồn gốc xuất xứ: Indonesia
- Phân bố: Việt Nam và Trung Quốc
Đây là loại cây cũng khá là giống với cây vạn lộc về hình thái cũng như những tác dụng của nó. Nhưng chúng cũng có một số đặc điểm riêng biệt để có thể làm nên sự khác biệt và đặc biệt của loài cây này.
Đặc điểm về cây phú quý
Cây phú quý là loài cây dễ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh trong cả môi trường đất và nước. Giống cây này thuộc dạng cây bụi do đó mà chúng mọc lan rất nhanh. Điều này làm cho việc nhân giống nhanh hơn bằng cách tách bụi.
Thân cây được tạo thành bởi các bẹ lá có màu trắng hồng, vươn thẳng và được phân thành nhiều nhánh lá xen kẽ. Cây phú quý có chiều cao đạt từ 30 cm đến 70 cm. Màu trắng hồng của thân cây làm nên sự khác biệt đối với cây phú quý.
Lá cây mỏng, hình dáng cuống bầu càng về phía đầu lá thì chúng càng nhọn. Những tán lá lớn sẽ có viền màu đỏ hồng, mặt lá có màu xanh đậm và bóng nhẵn. Là cây phú quý thuộc loại lành tính, không có chứa chất độc.
Bộ phận rễ mọc theo chùm và dài. Chúng có màu xanh non nhưng nếu khi trồng theo phương pháp thủy sinh thì rễ sẽ có gam màu trắng ngà.
Nếu được nuôi trồng trong điều kiện tốt có đủ ánh nắng và đủ ánh sáng thì cây sẽ cho nở hoa rất đẹp. Những bông hoa này làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho cây khi dùng để trang trí.
Công dụng và ý nghĩa mà cây phú quý mang lại
Công dụng của cây phú quý
Cây phú quý được sử dụng dùng để làm cây cảnh trang trí cho bàn làm việc, cửa sổ hay ban công. Chúng có đa dạng về kích thước nên có thể phù hợp với nhiều nơi để trang trí trong căn nhà hay phòng làm việc.
Chậu cây Phú quý giúp cho không gian sống và làm việc sẽ được tô điểm đặc sắc và rực rỡ thêm nhiều sắc màu. Làm giảm những lo toan, giải tỏa căng thẳng và giúp cho tinh thần được cải thiện tốt hơn.
Bên cạnh đó loài cây còn có khả năng lọc không khí rất tốt. Bởi vì cây giúp làm giảm khói bụi và loại bỏ được các formaldehyde làm cho bầu không khí thêm trong lành. Tạo ra một không gian giúp bạn luôn cảm thấy vui vẻ và phấn chấn.
Ý nghĩa phong thủy hay của cây
Cây phú quý có rất nhiều ý nghĩa hay về mặt phong thủy bởi trong tên cây được ghép từ hai chữ phú và quý. Bản chất của hai từ này đều là hai từ mang những ý nghĩa tốt đẹp. Từ “phú” chỉ sự giàu sang còn từ “quý” chỉ sự sang trọng, quý phái.
Chính vì lý do này mà cây phú quý được xem là biểu trưng đặc trưng của những điều tốt lành, hạnh phúc và may mắn. Khi trồng tại nhà, nó sẽ mang lại cho gia chủ tài lộc, tiền tài, giàu sang và phú quý.
Bởi vậy mà không những cây vạn lộc được dùng làm quà tặng mà cây phú quý cũng được dùng làm quà tặng. Chính bản thân cây phú quý là lời chúc mà người gửi muốn nhắn đến cho gia chủ.
Phương pháp trồng cây phú quý
Phương pháp trồng trong đất
Từng khâu chuẩn bị đến các bước thực hiện đều giống với phương pháp trồng cây vạn lộc. Bạn có thể tham khảo qua phương pháp trồng cây trong đất của cây vạn lộc. Nhưng đối với cây phú quý khi trồng nên lưu ý một số điều sau:
- Chọn đất trồng có nhiều chất dinh dưỡng trong vườn hoặc là trong chậu cây
- Đất phải có khả năng thoát nước tốt
- Tạo một lỗ vừa với kích thước của rễ cây có trộn thêm xơ dừa, trấu đốt và phân hữu cơ để bón lót
- Sau khi trồng nhớ tưới nước cho cây có đủ độ ẩm
- Khi cây lớn nên tưới 2 đến 3 lần 1 tuần
- Thời tiết hanh khô cần tăng thêm lượng nước tưới. Còn thời tiết có sương hoặc mưa cần giảm lượng nước tưới
Phương pháp trồng thủy sinh
Đối với phương pháp trồng cây thủy sinh này cũng vậy. Từng công đoạn chuẩn bị đều giống với trồng cây vạn lộc. Nhưng trong quá trình trồng cây phú quý bạn nên cần lưu ý một số điều sau:
- Khi cho cây vào trong bình cần lưu ý không để nước vào toàn bộ phần rễ cây vì sẽ có thể gây ra thối rễ và chết cây
- Mực nước tối đa khi trồng khoảng 2/3 của bộ rễ
- Cần thay nước khi thấy nước bị đục vàng. Khi thay nước cần rửa sạch chậu và rễ cây
- Sử dụng các dung dịch dinh dưỡng phù hợp để chăm sóc và bổ sung dưỡng chất cho cây
Cách chăm sóc cây phú quý
Cây phú quý rất dễ để sinh trưởng và phát triển vì cách chăm sóc khá đơn giản. Bạn có thể không cần phải mất quá nhiều thời gian vào công việc chăm sóc chúng. Nếu chăm sóc đạt chất lượng tốt thì cây có thể ra hoa.
- Đặt cây trong điều kiện ánh sáng có bóng râm, hoặc trong điều kiện ánh sáng khuếch tán hoặc có thể là ánh sáng đèn huỳnh quang
- Trồng cây trong nhà không có ánh nắng cần ít nhất 1 tuần phải mang ra nắng 1 lần
- Phơi cây vào những buổi sáng khi có những ánh nắng nhẹ. Tránh vào buổi trưa có ánh nắng gắt có thể gây ra cháy lá và chết cây
- Nhiệt độ để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt là từ 15 độ đến 30 độ
- Bón phân thường xuyên cho cây để cây có thể nhận đủ chất dinh dưỡng
- Đối với cây trồng trong đất cần trộn phân bón và phân NPK với nước rồi đem tưới vào gốc cây 2 tháng 1 lần
- Đối với cây trồng trong nước cần phải nhỏ vài giọt dung dịch dinh dưỡng vào bình nước 1 tuần 1 lần
- Không nên tưới nhiều nước sẽ làm cây bị úng nước và khó phát triển
- Không nên tưới quá ít nước sẽ làm cây bị chết khô
- Kiểm tra thường xuyên tránh tình trạng như là phấn trắng, đốm lá, rầy bám
- Khi cây có hiện tượng bị sâu bệnh xâm nhập cần pha loãng dung dịch bao gồm vôi, oxy già và muối để lau cho lá cây
- Thực hiện 1 tuần 1 lần phương pháp chữa bệnh này để giúp cho lá cây luôn xanh mướt và tươi tắn
Từ đó ta có thể thấy được, cây vạn lộc và cây phú quý có rất nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Cách trồng cũng được nêu rất chi tiết để mọi người có thể học hỏi theo đó mà thực hiện. Những ý nghĩa và tác dụng nó đem lại rất nhiều mà còn rất tốt nữa. Do đó nếu bạn đang băn khoăn không biết nên trưng loại cây gì trong gia đình để mang nhiều ý nghĩa tốt cho gia đình mình. Bạn có thể suy nghĩ và lựa chọn đến hai giống cây ý nghĩa này.
Ý kiến bạn đọc (0)